THẬP TAM LĂNG - BẮC KINH TRUNG QUỐC

 

Thập Tam Lăng triều đại Nhà Minh nằm trên núi Yên Sơn vùng ngoại ô tây bắc Bắc Kinh, đây là nơi mai táng 13 vị hoàng đế, 23 hoàng hậu, 1 quý phi và 10 hoàng phi. Mười ba ngôi lăng mộ màu vàng chói lọi nằm giữa núi non, các kiến trúc lăng tẩm hòa nhập với phong cảnh thiên nhiên là nét điển hình của kiến trúc lăng tẩm của đế vương Trung Quốc. Khu lăng mộ này đã được UNESCO đưa vào danh mục di sản thế giới. Một chuyến du lịch thăm quan di sản Thập Tam Lăng sẽ là cơ hội quý giá để du khách có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa lịch sử đất nước Trung Hoa.

Người khởi đầu xây dựng Thập Tam Lăng là Minh Thành Tổ Chu Đệ, vua thứ ba của triều Minh. Ông bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình lớn nhất tại đây từ năm 1409 gọi là Trường Lăng, các đời vua kế tiếp cũng đều xây lăng mộ cho đến 1644, cả khu rộng trên 40 km2 với tường thành bao bọc dài 40 km.

Mỗi lăng mộ tọa lạc trên một gò cao và nối với lăng mộ khác bằng lối đi gọi là “thần đạo”. Hai bên thần đạo có hai hàng tượng lính gác, lạc đà, voi, và quái thú bằng đá để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và rộng 19 mét.

Định Lăng là ngôi lăng mộ lớn thứ ba trong quần thể lăng tẩm này, đây là nơi mai táng vua Minh Thần Tông Chu Dực Quân, niên hiệu Vạn Lịch và hai vị hoàng hậu của ông, hình thức kiến trúc của nó rất giống Trường Lăng, nên các nhà khảo cổ mới chọn nó để khai quật thử. Hầm mộ Định Lăng có hơn 3.000 văn vật như: đồ thêu, trang phục và đồ trang sức, ngoài ra còn có khá nhiều đồ vàng, ngọc và đồ sứ rất quý hiếm.

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận