Nguồn gốc lễ hội té nước Thái Lan

Nếu như Việt Nam có ngày tết Nguyên Đán thì Thái Lan có tết Songkran truyền thống. Songkran hay còn được biết đến với tên gọi là lễ hội té nước Thái Lan. Bạn đã biết gì về lễ hội này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Sunvina Travel khám phá ngay thôi nào!

1. Nguồn gốc lễ hội Songkran

Songkran là một hoạt động tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước, gắn với chu kỳ phát triển nông nghiệp của các quốc gia lục địa Đông Nam Á xưa. Trước kia, Songkran là nghi lễ tổ chức trong gia đình hoặc trong một làng giữa bà con láng giềng với nhau, nhưng hiện tại đã được phát triển thành lễ hội toàn quốc với quy mô rộng lớn hơn và có xu hướng thay đổi theo suy nghĩ và quan niệm của từng thời đại. Lễ Songkran sử dụng nước làm biểu tượng chính, nhằm tương phản với mùa hè. Đây là thời gian mà mặt trời dịch chuyển vào cung Bạch Dương, nên vào ngày này người dân sẽ tạt nước vào nhau nhằm mang lại sự mát mẻ, kèm theo nghi thức cầu phúc từ các bậc trưởng bối, tưởng nhớ và thể hiện sự biết ơn với ông bà tổ tiên đã khuất. Sau này trong xã hội Thái Lan hiện đại có thêm một hoạt động nữa là về thăm trường trong những ngày Songkran. Nên ngày Songkran còn được xem là Ngày gia đình. Ngoài ra, còn có nghi lễ được lưu truyền từ xa xưa đến nay là "Tắm Phật" nhằm mang lại may mắn cho một năm mới tốt lành. Ngày nay, chính phủ Thái Lan đã quảng bá lễ hội này vì mục đích du lịch với tên gọi là Water Festival hay Lễ hội té nước.

Lễ hội té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa, liên hệ với hình ảnh rắn Nagar, vị thần mưa đang phun nước xuống trần gian.

Lễ hội té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa, liên hệ với hình ảnh rắn Nagar, vị thần mưa đang phun nước xuống trần gian.

Theo diễn biến của thời tiết, tháng Tư là giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa, là tháng nóng nhất trong năm. Đây là thời điểm người nông dân chuẩn bị vào vụ mùa, vì vậy họ tiến hành các nghi lễ tạ ơn Trời Đất về vụ mùa đã qua và cầu xin may mắn cho vụ mùa sắp tới. Lễ hội té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa, liên hệ với hình ảnh rắn Nagar, vị thần mưa đang phun nước xuống trần gian.

Tuy Phật giáo Nam tông có ảnh hưởng nhất định chi phối đến nhận thức của cư dân lục địa Đông Nam Á ngày nay nhưng các nghi lễ nước trong lễ hội Songkran là bằng chứng về tục sùng bái nước trong xã hội nông nghiệp cổ thời và việc mừng ngày Đản sinh của Đức Phật rõ ràng đã nhuốm màu sắc của lễ hội cầu mưa, với các nghi thức liên quan đến nước, như lễ tắm Phật, hội té nước…  

2. Lễ hội Songkran với người Thái

Songkran là ngày hội Tết cổ truyền và mừng năm mới của đất nước Thailand, là thời điểm để người Thái tỏ lòng tôn kính Đức Phật và trọng thị đối với người cao tuổi. Để chuẩn bị đón lễ hội Songkran, người Thái thường dọn dẹp nhà cửa, treo đèn trang trí… từ nhiều ngày trước, thậm chí cả tháng trước như tại Chiang Mai.

Nghi lễ  "Tắm Phật" được lưu truyền từ xa xưa đến nay nhằm mang lại may mắn cho một năm mới tốt lành

Nghi lễ  "Tắm Phật" được lưu truyền từ xa xưa đến nay nhằm mang lại may mắn cho một năm mới tốt lành

Tựu chung, người Thái thường dành ít nhất 2 ngày để chuẩn bị cho Tết Songkran. Đầu tiên là ngày Wan Sungkharn Long, dành để dọn dẹp nhà cửa và rủ bỏ những gì cũ kỹ. Sang ngày hôm sau là Wan Nao, tức ngày tất niên, người Thái chuẩn bị thức ăn cho những ngày lễ sắp tới.

Ngày tân niên gọi là Wan Payawan, được mở đầu bằng một số nghi lễ ở chùa vào lúc sáng sớm. Người Thái sẽ mang hoa và các đồ cúng thực đến chùa, nghe giảng kinh và xếp hàng chờ vị sư vảy nước phép như lời chúc phúc, may mắn đầu năm mới. Họ cũng sẽ tưới nước hay vảy nước thơm lên tượng Phật trong một nghi thức được gọi là tắm Phật, với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc… Tiếp đến họ còn tham gia đắp núi cát trong sân chùa, một tập tục biểu trưng mang đậm màu sắc triết lý Phật giáo với ý nghĩa mỗi hạt cát là một lời cầu nguyện, cứu rỗi một sinh linh.

Đắp núi cát trong sân chùa với ý nghĩa mỗi hạt cát là một lời cầu nguyện, cứu rỗi một sinh linh.

Đắp núi cát trong sân chùa với ý nghĩa mỗi hạt cát là một lời cầu nguyện, cứu rỗi một sinh linh.

Tại mỗi nhà, người Thái sẽ lau các bức ảnh của Đức Phật và vảy nước thơm lên các bức ảnh này.

Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước. Sau khi tham dự các nghi lễ ở chùa, người Thái đổ ra đường tham gia lễ hội té nước. Theo quan niệm của người Thái, càng được té nước nhiều càng gặp nhiều may mắn nên ai cũng chuẩn bị các phương tiện để té nước vào người nhau. Cũng trong dịp tết té nước, người dân Chiang Mai còn làm lễ buộc chỉ cổ tay như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.

Ngày cuối cùng của lễ hội được gọi là Wan Parg-bpee, tức ngày dành cho việc cầu nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên. Trong ngày này người Thái sẽ đến nhà những họ hàng lớn tuổi thực hiện nghi thức Rot Nam Dam Hua – những người trẻ sẽ dìm bàn tay của người cao tuổi vào nước thơm hay rưới nước thơm lên tay bày tỏ tình yêu thương và lòng kính trọng, đồng thời cũng cầu xin các đấng bậc tha thứ những sai sót lỗi lầm trong quá khứ. Những bậc tiền bối cũng sẽ đáp lại bằng những lời khuyên bảo, động viên và chúc phúc cho con cháu, tiếp đến mọi người cùng chia nhau kẹo ngon.

Trong ngày này người Thái sẽ đến nhà những họ hàng lớn tuổi thực hiện nghi thức Rot Nam Dam Hua

Trong ngày này người Thái sẽ đến nhà những họ hàng lớn tuổi thực hiện nghi thức Rot Nam Dam Hua

Đáng tiếc là nhiều địa phương hiện không còn giữ nghi thức này, người ta có khuynh hướng nhập chung vào lễ hội té nước và xem việc té nước vào bất cứ ai như là gởi đến họ lời cầu chúc may mắn…

3. Lễ hội Songkran hấp dẫn khách du lịch

Tết Songkran là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và độc đáo nhất của đất nước Thailand, với điểm nhấn là việc mọi người té nước vào nhau. Người Thái có quan niệm té nước là nhằm xóa đi những xui rủi, mệt mỏi của năm cũ và đón mừng một năm mới tươi tắn, thuận lợi hơn, vì vậy càng được té nhiều nước lên người thì càng gặp nhiều may mắn.

Khác với tết cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc thường hướng về gia đình, Songkran là một lễ hội mang tính cộng đồng cao, náo nhiệt với việc té nước vào nhau như cách thể hiện lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn. Đây là một tập tục rất thân thiện và hào hứng, khá ấn tượng đối với khách du lịch quốc tế, bởi “càng ướt càng vui, càng nhiều hạnh phúc”…  

Đây là một tập tục rất thân thiện và hào hứng, khá ấn tượng đối với khách du lịch quốc tế, bởi “càng ướt càng vui, càng nhiều hạnh phúc”

Đây là một tập tục rất thân thiện và hào hứng, khá ấn tượng đối với khách du lịch quốc tế, bởi “càng ướt càng vui, càng nhiều hạnh phúc”

Đến thăm Thailand vào dịp lễ hội Songkran, du khách đừng tỏ vẻ khó chịu hay né tránh khi được người dân Thái thân thiện chúc mừng bằng những gáo nước lạnh, mà hãy tích cực tham gia, hòa nhập vào lễ hội để có thể trải nghiệm và cảm nhận nét “hóm hỉnh” trong nền văn hóa của xứ sở “Chùa Vàng”. Du khách cũng nên tìm dịp thưởng thức mâm cơm ngày tết của người Thái, bởi đây là cơ hội “hiếm hoi” để khám phá nền văn hóa ẩm thực Thái với những món ăn đặc trưng vốn luôn làm kinh ngạc nhiều người.

Du khách cũng nên tìm dịp thưởng thức mâm cơm ngày tết của người Thái

Du khách cũng nên tìm dịp thưởng thức mâm cơm ngày tết của người Thái

Với lễ hội Songkran, cho dù khác màu da hay bất đồng về ngôn ngữ, mọi người vẫn dễ dàng nhập cuộc và cảm nhận được tình thân ái, sự gắn kết yêu thương qua hành động té nước vào nhau. Đất nước Thailand đã từng nổi tiếng về hoạt động du lịch, trong những dịp lễ hội đặc biệt như thế này, người Thái lại càng khéo vận dụng để quảng bá hình ảnh du lịch về đất nước mình, đúng như câu khẩu hiệu “Một Thái Lan kỳ diệu - Luôn làm bạn ngạc nhiên” – “Amazing Thailand - Always amazes you”…

Hãy cho bản thân cơ hội để tham gia lễ hội Songkran này và gọi cho chúng tôi theo hotline: 02437731666 hoặc để lại tin nhắn để Sunvina Travel tư vấn cụ thể cho bạn nhé!

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận